CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Tôi đi Kapilavastu (Tilaurakot)- Kinh thành của vua Tịnh Phạn và là nơi Đức Phật sống đời thái tử 29 năm

Từ lúc còn ở tại Việt Nam Quốc tự cho đến khi lang thang qua Shanti Stupa, tôi luôn nghĩ bụng rằng lúc nào đó mình phải đạp xe đến nơi Đức Phật sống đời thái tử 29 năm mới được - nơi ấy cách vườn Lumbini khoảng 30 cây số. Nghĩ là nghĩ thế thôi chứ đi thì hơi bị...........lười.

Nhưng mà tôi là người may mắn nên một hôm đẹp trời có một anh chàng mộ đạo người Ái Nhĩ Lan đến gặp sư Sato để xin đi ra Mayadevi Temple làm lễ vào buổi sáng. Hôm ấy sư Onishi, Paul (tên anh ta) và tôi đi bộ 12 cây số quanh làng. Sau đó chúng tôi cùng về Shanti Stupa ăn điểm tâm lúc 11h. Anh ta có nói dự định hôm sau sẽ đi Kapilavastu, nhưng mới dự định thôi chứ chưa chắc sẽ đi. Tôi chộp ngay cơ hội ngàn vàng và bảo rằng tôi cũng muốn đi; nếu thế thì chúng tôi cùng đạp xe đi. Sư Onishi bảo tôi phải xin phép sư Sato trước. Xin thì xin. Tôi chạy ra chỗ sư Sato đang ngồi và nói về lịch trình của hai đứa tôi. Khoảng 5h30 sáng tôi sẽ đến chùa Hàn Quốc, nơi Paul đang ở để cùng đi với anh ta nên sẽ không tham gia làm lễ sáng với mọi người được. Sợ tôi sáng sớm một mình lang thang ngoài đường làm mồi cho bọn chó sói hay sao ấy mà sư cứ hỏi đi hỏi lại mãi rằng có chắc là muốn đi vào hôm sau lúc 5h30 sáng không? Công nhận sư............ dễ thương ghê!!!!! Bọn chó sói mà nuốt tôi thì có mà mắc nghẹn đến chết bởi vì bây giờ tôi toàn là xương xẩu có miếng thịt nào đâu mà nhai.

Dưới đây là loạt ảnh tường thuật lại hành trình đạp xe đi và về của tôi:

Main Hall of Korean Temple (still under construction)

Sunrise over Korean Temple, Lumbini
Tôi thì đến đúng giờ bởi vì ở Shanti Stupa cứ 4h sáng là phải thức dậy rồi, còn anh chàng kia thì dậy trễ và tôi chờ anh ta ăn sáng nữa chứ! Trong lúc chờ đợi, tôi lấy máy ảnh ra chụp hình. Chùa Hàn Quốc có khu guesthouse dành cho du khách. Tiền dorm bed và ngày ăn ba bữa là NRS 300/người/ngày (cũng không tệ các bạn nhỉ?) Do ở đây các bạn là du khách nên không bắt buộc phải lên chánh điện làm lễ vào mỗi sáng và mỗi chiều. Nếu ai thích thì lên đó làm lễ, không thì thôi.

Sau thời gian chờ đợi mỏi cổ thì chúng tôi mỗi người một chiếc xe đạp và lên đường vào sáng sớm.

Trên đường đi, tôi "bà tám" với Paul về "vấn nạn" của Lumbini. Đó là tăng ni nước ngoài đang ở tại Lumbini gặp rắc rối về visa. Lý do: một số chùa như chùa Hàn Quốc là điển hình có hẳn khu guesthouse và phục vụ luôn ăn uống nên du khách đến đây ở cả, không thèm ở các nhà trọ khách sạn của người dân bản địa ở ngoài và không ăn uống ở các nhà hàng. Vì thế dân địa phương không "kiếm chác" được nhiều từ du khách nên họ "làm loạn" đến chính quyền trung ương, yêu cầu tước visa sư sãi quốc tế. Chuyện này không nhỏ đâu các bạn! Họ còn cử người đến các chùa để quấy rối vào ban đêm nữa cơ. Lúc tôi ở tại Việt Nam Quốc tự thì đã thấy thầy Huyền Diệu họp bàn về việc này với sư sãi các nước khác rồi. Còn khi dọn qua Shanti Stupa thì sư Sato hôm nào vào làng cũng ngồi nói chuyện thật lâu với người dân về vấn đề này (họ nói tiếng Nepal với nhau, tôi nghe không hiểu nhưng tôi biết về việc này từ khi còn ở tại Việt Nam Quốc tự.)

Khi Paul nghe tôi nói về vấn đề này thì anh ta trợn tròn mắt lên và hỏi: "thật thế à? Nếu tôi là người bản địa Lumbini thì cũng làm thế!"

Hèn chi mà nhiều chùa chỉ chấp nhận cho người của quốc gia mình ở mà thôi như Việt Nam quốc tự, chùa Thái,.... Khi tôi ở tại Việt Nam Quốc tự, mọi người ở đó lấy lý do này mà "vời" tôi ra khỏi chùa ấy. Họ bảo tôi là du khách nên không được ở lâu, chỉ ở 3 ngày 2 đêm mà thôi. Vì thế tôi đành qua Shanti Stupa mà ở đấy các bạn!!!! Ở Shanti Stupa chỉ cần tham gia làm lễ mỗi sáng và chiều thì muốn ở bao lâu cũng được. Cách truyền bá đạo của họ hay ghê chưa các bạn!!! Dù bạn là du khách hay Phật tử, dù bạn là ngoại đạo hay nội đạo, dù bạn có mục đích gì thì họ chấp nhận cho ở để bạn có cơ hội biết về đạo Phật bởi vì biết đâu hôm nay người ta là du khách nhưng hôm sau người ta ngộ đạo và trở thành sư thì sao? Ai nỡ lòng nào mà đóng sập cánh cổng đạo Pháp trước người khác thế nhỉ????

Phong cảnh trên đường
Cổng chào vào Kapilavastu


Từ cổng chào thì phải đi thêm đến mấy cây số nữa mới đến được cố đô của vua Tịnh Phạn.

Dọc đường là cảnh: một túp lều tranh hai quả tim vàng như thế này đây nè!!!!!!!!!!

Cuối cùng thì đến rồi - kinh đô tráng lệ giờ là hoang phế




Tổng cộng có 4 cổng thành nhưng bây giờ chỉ còn hai cổng mà thôi.





Anh bạn đồng hành Paul của tôi đã quỳ lạy nơi này ba lạy vì anh ta bảo đây là nhà của Đức Phật. Thấy anh ta mộ đạo quá, tôi đùa rằng: Đức Phật không có nhà; đây là nhà của Thái tử Sĩ Đạt Ta.
Cửa thành Đông là nơi Thái tử Sĩ Đạt Ta bỏ lại tất cả lầu son gác tía, vợ đẹp con xinh để ra đi tầm đạo.


Anh bạn đồng hành của tôi lại quỳ lạy nơi này ba lạy vì anh cho rằng đây là tượng trưng cho con đường từ bỏ mọi vật chất và dẫn đến đạo Pháp. Ôi trời, không hiểu có bao nhiêu Phật tử chân chính quỳ lạy như thế này nhỉ????

Stupa của vua Tịnh Phạn - cha của thái tử Sĩ Đạt Ta

Stupa của hoàng hậu Maya (còn gọi là Mayadevi- thánh Maya)- mẹ của thái tử Sĩ Đạt Ta
Những người đạo Hindu dễ thương lắm - họ không thờ Phật mà lại thờ Mayadevi. Hằng năm họ đi hành hương đến Lumbini là vì Mayadevi chứ không phải vì Lord Buddha. Ngay tại cố đô có cả đền thờ Mayadevi nữa cơ đấy!


Ngẫm lại thấy họ thật đáng thương - việc chúng ta bỏ gốc để lấy ngọn, tôn thờ người kia này chứ không phải người kia, tin lời vị này chứ không phải vị kia,.... Tất cả đều do nghiệp mà thành. Do đó, lúc tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ, các ni sư đều dạy tôi rằng: Luôn thành tâm khuấn nguyện: đời đời kiếp kiếp được gặp đúng Pháp và tầm đúng minh sư. Việc này quan trọng lắm các bạn vì nó là hệ lụy và có sức ảnh hưởng ghê gớm đến nhiều kiếp sống. Người biết thì khi làm việc tốt nhiều công đức đều nguyện rằng: những công đức mà tôi tạo được sẽ dẫn tôi đến đúng con đường Pháp và gặp đúng minh sư. Người không biết thì khi làm việc tốt thì cầu mong đủ thứ mọi vật chất vô thường.

Ngoài Kapilavastu, chúng tôi còn đi Kudan nữa cơ.




Nepal là thánh địa linh thiêng của đạo Phật. Lumbini và khu vực xung quanh có liên quan đến không chỉ Phật Thích Ca mà cả hai vị Phật quá khứ khác.


Mùa nước nổi nên trụ đá của vua Ashoka chỉ còn lại cái chóp- phần còn lại chìm dưới nước.
Trên đường trở về Lumbini, chúng tôi chụp được ảnh cái chuồng dê này đây!




Cô bé chủ quán giải khát mà chúng tôi dừng chân để trốn nắng. Người Nepal ở khu vực Lumbini trông giống hệt người Ấn độ các bạn nhỉ?


Lời khuyên cho người muốn đạp xe đi Kapilavastu là: từ Lumbini đến Kapilavastu, đường xuống dốc nhẹ
(đi khoảng 1 tiếng rưỡi) Từ Kapilavastu đến Lumbini, đường lên dốc nhẹ (đi mất 4 tiếng + trời nắng chang chang). Nên đi vào sáng sớm, mang theo nón, kính râm, túm lại là đồ nghề chống nắng.

Bữa ăn trưa của chúng tôi là puli subchi (NRS 15/phần) + trà sữa (NRS 10/ly). Khi về Lumbini kể cho mọi người nghe, ai cũng bảo rằng rẻ quá (nhưng món puli subchi không ngon như ở Ấn độ.) Có thể do chúng tôi có một người đàn ông địa phương đến hỏi han và dẫn vào quán nên được giá địa phương chăng?


Bài liên quan: Những “hoạt động” của tôi tại Shanti Stupa 

1 nhận xét: